Dây cứt quạ (cây cứt quạ) là vị thuốc có công dụng trị bệnh rong kinh, bế kinh, đau bụng kinh hiệu quả. Được phụ nữ nông thôn rất tin dùng. Cùng tìm hiểu hình ảnh, tác dụng, bài thuốc từ dây cứt quạ.
Đây là vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong Đông Y. Thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan. Ngoài ra, cây sử dụng để chữa các bệnh bế kinh, đau bụng kinh, sốt,… Nhưng khá ít người biết đến công dụng thật sự mà nó mang lại như thế nào? Địa chỉ bán ở đâu tại TP. HCM?

Đặc điểm hình ảnh dây cứt quạ
Dây cứt quạ có tên khoa học là Gymnopetalum chinense, thuộc họ bầu bí và dân gian thường gọi cái tên quen như thuộc cứt quạ lá nhỏ. Nó là thực vật dây leo, thân thảo,có kích thước nhỏ từ 2-3 mm, phân thành nhiều nhánh nhỏ. Mọi người thường nhầm lẫn nó với khổ qua rừng.

Xem thêm: Sống khỏe với tiểu đường nhờ Lá ổi.
Lá hình dáng giống như trái tim, bề mặt lá nhám, phiến có 5 góc, kích thước lá rộng 3-6 cm. dài 4-6 cm. Cuống lá có các sợi lông nhỏ, uốn cong, dài từ 3 đến 4 cm.
Hoa mọc thành chùm, mọc ở nách lá, hoa được chia ra thành hoa đực và hoa cái mọc cùng tên thân. Hoa có màu trắng, vành rộng, kích thước khoảng 3-4 cm. Hoa cái khác so với hoa đực ở chỗ cuống ngắn, kích thước nhỏ hơn và bầu noãn dài.
Quả của cây có hình bầu dục, màu đỏ, nhỏ khoảng 3-5 cm so với các loại quả cùng họ, thịt xanh và có 10 sóng cạn. Trái có thể làm thực phẩm lúc còn non xanh nhưng lúc chín chuyển sang màu đỏ thì sẽ có độc không dùng được.
Bộ phận dùng làm thuốc
Bộ phận sử dụng để làm thuốc: Rễ, lá, quả, thân.
Tính vị: Thảo dược có tính vị đắng, lạnh, độc nhẹ.
Phân bố, thu hoạch, bảo quản dây cứt quạ
Cây thường mọc ở nước Châu Á như Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam,… Cây sinh trưởng và phát triển ở những nơi đất hoang, trảng và bãi đất trống. Hiện nay, có một số dân tộc vùng thiểu số vùng cao nguyên trồng thảo dược thu hoạch để làm thuốc.
Thu hoạch: Cây thường được thu hoạch quanh năm. Sau khi thu hoạch các bộ phận của cây người dân đem đi phơi khô để làm thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó, phần đọt của cây có thể dùng để nấu canh, xào, luộc ăn rất tốt cho cơ thể.
Bảo quản: Sau khi thu hoạch,cây có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc khô. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, nhưng để bảo quản được lâu thì cần ở dạng khô. Cần bảo quản cây nhưng nơi thoáng mát,sạch sẽ tránh côn trùng, sâu bọ, mọt phá hỏng tác dược tính của cây.
Tham khảo: Nghệ đen – Vị thuốc diệu kỳ trong điều trị ung thư.
Thành phần hoá học
Trong cây có chứa nhiều thành phần hoá học như một số hợp chất đắng diglyceridecucurbitane monodesmodidic.
Ngoài ra, còn có một số chất khác như axit nucleic, axit béo, cerebroside, terpenoid, neolignan và các hợp chất phenolic. Những hoạt chất này có tác dụng giải độc,thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt đến người sử dụng.
Cách dùng, liều dùng thông thường
- Lá, đọt non luộc, xào, nấu canh ăn giải nhiệt, giúp ăn ngon miệng
- Lá sắc lấy nước chữa bệnh đàn bà, sau sanh đẻ, chữa các bệnh về tử cung sau sinh, trấn ban, giải độc.
- Rễ giã nát, pha nước ấm xoa mình mẩy chữa đau nhức.
- Nước sắc cả cây: Cắt cơn ho, trừ đờm của chứng lao phổi.
Chưa có ghi nhận chính xác về liều dùng cụ thể của dây cứt quạ. Các bài thuốc chủ yếu từ kinh nghiệm sử dụng trong dân gian.
Tác dụng của dây cứt quạ
Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đến, nhờ vào tính vị cũng như các hoạt chất trong cây. Vì vậy,thảo dược có chữa được rất nhiều loại bệnh liên quan đến rong kinh, bế kinh, đau bụng kinh quằn quại,….
Ngoài ra, thảo dược còn có thể trị độc, sốt, giảm đau,… Mời bạn đọc tham khảo những công dụng tuyệt vời mà cây cứt quạ mang lại ngay sau đây!

Xem thêm: Cây an xoa – “Thần dược” chữa các bệnh về gan hiệu quả
Trị bế kinh, giảm đau bụng kinh
Bế kinh là một dạng bệnh lý rối loạn kinh nguyệt diễn ra ở phụ nữ. Nguyên nhân chính diễn ra bệnh này là do suy dinh dưỡng, mất cân bằng nội tiết tố, hút thuốc lá, rượu bia.
Ngoài ra, một số yếu tố khác dẫn đến bệnh này như tâm lý stress, căng thẳng do công việc, ảnh hưởng của thuốc tránh thai cũng có thể gây bế kinh.

Bạn đang gặp phải tình trạng này thì cần nên sử dụng dược liệu để mau chóng được chữa khỏi. Bạn cần chuẩn bị dây cứt quạ, nước dừa rồi rửa sạch thảo dược nấu chung với nước dừa.
Đun khoảng 1 tiếng dược liệu sẽ chiết ra thuốc, lọc bỏ bã và lấy nước ra uống.Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tuần bạn sẽ thấy những dấu hiệu đau bụng, xanh xao, chóng mặt được cải thiện.
Xem thêm: Sâm đại hành – Thuốc bổ huyết, trợ tiêu hóa
Dây cứt quạ giúp mát gan, trị nám
Nám thường thấy ở những phụ nữ có độ tuổi trung niên, do rối loạn nội tiết tố, máu nóng trong cơ thể. Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh cũng có thể bị nám.
Các chị em phụ nữ thường không tự tin sau khi có những vết nám trên cơ thể. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên sử dụng thảo dược để làm nguy cơ bị nám da.
Các chị em chia sẻ lại rằng, sau khi họ uống dược liệu thì thấy giảm nám, tàn nhang đáng kể. Điều này cho thấy, dây cức quạ có tác dụng điều hoá nội tiết tố. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng mát gan, đào thải các độc tố qua hệ bài tiết. Giúp các chị em phụ nữ có thể tự tin khi đối diện với nhiều người.

Bài thuốc giúp mát gan, điều trị nám do máu nóng như sau: Bạn cần sử dụng 50 gam cứt quạ khô rồi rửa sạch nguyên liệu. Tiếp theo, sắc chung với 1 lít nước khoảng 1 tiếng, khi nước thấy ra thuốc là có thể sử dụng được.
Trường hợp nóng gan dẫn đến nổi nhiều mụn, chị em có thể hái 1 nắm dây cứt quạ và 1 nắm rau đắng đất, phơi khô, rửa sạch, sắc nước uống như trà hàng ngày. Uống đều đặn giúp mát gan, mụn cũng giảm đáng kể.
Tác dụng dây cứt quạ trị độc
Theo viện nghiên cứu khoa học về dược liệu, cho thấy khả năng trị độc dây cứt quạ cao. Trong các thành phần hoá học của cây có chứa một số chất kháng độc, trung hoà hoặc vô hiệu hoá một số chất độc nhẹ từ thực phẩm bạn ăn hằng ngày.
Mặt khác, nó còn có thể làm sạch nước miếng giúp tiêu hoá thức ăn nhanh. Ngoài ra, ở những vùng nông thôn, người dân còn dùng loại dây này để thanh lọc nước giếng.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần đun sôi dây và trái cứt quạ với nước là có món thức uống bổ dưỡng rồi. Uống nước cây cứt quạ có công dụng giải độc, thanh lọc cơ thể rất hiệu quả.
Tốt cho phụ nữ sau sinh
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng có lời khuyên cho những phụ nữ đang mang thai cần sử dụng dây cứt quạ để có cơ thể tốt hơn. Tác dụng bổ dưỡng tử cung khi bị hư thai, ăn ngon miệng sau khi sanh,…
Ngoài công dụng chữa bệnh đàn bà, thì việc sử dụng dược liệu còn giúp nuôi da và dưỡng da. Làm da bạn trở nên căng mịn, hồng hào, tăng sắc thái sau khi sanh.
Xem thêm: Tác dụng của chè vằng sau sinh
Chữa trị đau nhức tay chân
Các bác sĩ đã có lời giải thích về triệu chứng đau nhức, teo tay chân là do các dây thần kinh bị chèn ép. Lâu ngày, triệu chứng này sẽ càng nguy hiểm hơn khiến cơ thể đau nhức, mệt mỏi,ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của chúng ta.
Cây có tác dụng làm máu lưu thông đều trong các mạch máu, giảm tâm lý căng thẳng, an thần, giãn các dây thần kinh bị chèn ép,… Khiến bạn không còn cảm giác đau nhức, mệt mỏi hoạt động dễ dàng hơn.
Nên kết hợp sử dụng thuốc cùng với các bài tập thể dục như yoga, gym,… Sau khoảng thời gian ngắn bạn sẽ cảm thấy cơ thể vô cùng khoẻ mạnh.

Công dụng trị đờm, cắt cơn ho do viêm phổi
Đây là tình trạng bệnh rất phổ biến xảy ra ở hệ hô hấp, vào những thời điểm giao mùa. Bệnh xảy ra với mọi đối tượng nhưng lại thường chủ yếu ở trẻ em. Do lúc này trẻ chưa có sức đề kháng nhiều, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể. Triệu chứng thường thấy của căn bệnh này như ho lâu ngày, ngạt khí, sốt, đờm,…
Thảo dược có các chiết xuất hoá học tự nhiên giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, kháng khuẩn, tiêu đờm. Sau 1 tuần bệnh sẽ khỏi hẳn, các triệu chứng khó chịu không còn, cải thiện sức khoẻ nhiều hơn.
Bài thuốc từ dây cứt quạ
Ở một số nước, nó được xem như là một vị thuốc thần kỳ có công dụng chữa rất nhiều bệnh chẳng hạn như:
Tại Ấn Độ, người dân dùng toàn bộ thân cây và kết hợp với các vị thuốc khác chữa trị bệnh sinh đẻ. Rễ của cây thì làm nhuyễn sắc cùng với nước rồi xoa vào những chỗ bị teo chân tay và đau nhức cơ thể.
Xem thêm: Làm đẹp: Chia sẻ bí quyết làm đẹp hiệu quả cho phụ nữ mỗi ngày.
Ở Thái Lan, người dân đun sôi dây và quả của nó, sử dụng nước đã lọc để điều trị những căn bệnh như tiêu đờm, sốt rét,…
Tại Malaysia, người dân dùng dây phơi khô, sau đó sắc uống để giải độc tố từ các loại thực phẩm. Bên cạnh đó, cây có thể làm nước ép để làm dịu viêm mắt.
Còn tại Việt Nam, dây cứt quạ được dùng nhiều để trị chứng bế kinh, rong kinh hoặc đau bụng dữ dội khi tới kỳ. Thảo dược này được nhiều phụ nữ nông thôn tìm kiếm và sử dụng từ xưa đến nay. Chỉ cần lấy một nắm dây cứt quạ đem phơi khô cho héo, sau đó sắc lấy nước uống, các triệu chứng trên sẽ cải thiện đáng kể.
Yếu sinh lý? Tìm ngay: Rễ cau – Điều trị yếu sinh lý, liệt dương hiệu quả
Lưu ý khi sử dụng dây cứt quạ
- Trái ăn được khi còn xanh, nhưng quả chín có độc, không nên ăn
- Cây cứt quạ đắng và hơi hôi, tương đối khó uống, nếu có nước dừa sẽ bớt đắng.
- Dây tươi hăng và đắng, do đó dây cứt quạ khô ít hôi và dễ uống hơn.
- Có ít tài liệu nghiên cứu về dây cứt quạ trong chữa bệnh. Vì vậy nên trao đổi với thầy thuốc, không nên lạm dụng quá mức cần thiết.
- Không tự ý sử dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
Dây cứt quạ mua ở đâu TP. HCM?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nơi bán dây cứt quạ với giá cả, chất lượng khác nhau. Vì vậy, người tiêu dùng cần phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi mua để tránh tiền mất tật mang.
Trong đó, Kivi là địa chỉ bán dây cứt quạ chất lượng và uy tín nhất. Tại đây,chúng tôi luôn đặt sức khoẻ và chất lượng người tiêu dùng lên hàng đầu. Vì vậy,bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng.

- Để đặt mua dây cứt quạ, bạn đọc hãy gọi ngay đến số hotline: 0926456456.
- Hoặc mua trực tiếp tại: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TP HCM.
- Websitse: https://kivi.vn/
Trên đây là toàn bộ bài viết: “Dây cứt quạ: Hình ảnh, tác dụng, bài thuốc, mua ở đâu TP HCM?” mà chúng tôi đã chia sẻ đến quý bạn đọc.
Cảm ơn độc giả đã theo dõi!
Thông báo: Kivi (thuộc An Quốc Thái) không hợp tác với bất kỳ đơn vị nào để bán thảo dược online với thương hiệu của chúng tôi. Số điện thoại chính thức: Đặt mua thuốc nam SĐT: 0926.456.456 Gặp Linh.
Chúng tôi sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi liên quan tới thảo dược, bệnh lý, cách chữa bệnh. Quý độc giả vui lòng không hỏi những câu hỏi không liên quan. Xin cám ơn!
- 7 lợi ích tuyệt vời của táo tàu với sức khỏe và lưu ý sử dụng
- 14 cách trị mụn mủ sưng to cấp tốc, an toàn tại nhà
- Lắc vòng bao nhiêu phút mỗi ngày để giảm mỡ bụng hiệu quả
- 3 bài tập thể dục tại nhà giúp nữ giới tăng cân và cơ
- 10 cây thuốc nam trị xơ gan cổ trướng tốt & hiệu quả nhất